By Thanh Tiếp on Thursday, 22 December 2022
Posted in Làng nghề
Replies 0
Likes 0
Views 303
Votes 0
Trong số rất nhiều nghề truyền thống, nghề làm giấy Dó của người Việt đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, giống như những sản phẩm truyền thống khác, do xu hướng thị trường thay đổi, nghề sản xuất giấy dó dần bị mai một.


Giấy dó là sản phẩm thủ công của cha ông được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dó. Cây này còn có tên là cây Dó Giấy, Dã Gân, Dã Rừng, thuộc họ Trầm. Cây dó thường được trồng nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa.

Để làm ra tờ giấy dó người làm giấy phải thực hiện 10 công đoạn trong vòng 1 tháng. Vỏ giấy dó sau khi bóc lớp đen chỉ còn lại lớp trắng thì ngâm vôi, nấu lên, giã nhỏ, lọc lấy nước trong. Bã dó còn lại hoà vào nước có bột cây mò. Loại bột này chất kết dính và làm mực không bị nhoè khi viết lên giấy dó. Công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất là công đoạn seo giấy để tạo ra thành phẩm.

Giấy seo xong lại phải ép, uốn cho thật kiệt nước rồi bóc uốn (còn gọi là can), cuối cùng mới cho vào lò sấy, sấy xong giấy được bóc rời từng tờ, miết lên tường cho khô và phẳng. Giấy dó có đặc tính xốp, nhẹ, bền dai, không nhòe khi viết, vẽ. Một tờ giấy dó trải qua đúng công đoạn, quy trình có thể lưu giữ hàng trăm năm. Đó cũng chính là sự độc đáo, khác biệt so với các loại giấy khác.

Đa dạng trong cách thức sử dụng, giấy Dó truyền thống thực sự gắn bó với đời sống người Việt xưa. Nó chính là chất liệu để lưu giữ và truyền tải các giá trị văn hóa lịch sử từ ngàn năm. Với sự đam mê, nỗ lực của các nghệ nhân, và của cả các bạn trẻ, hy vọng giấy dó sẽ sớm hồi sinh, dần lấy lại vị thế trong văn hóa truyền thống của người Việt.



(Nguồn antv.gov.vn)
View Full Post