Thursday, 29 December 2022
  0 Replies
  333 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Quá trình sản xuất gốm sứ phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng sản phẩm, vẽ hoa văn, phủ tráng men và cuối cùng là nung sản phẩm.
https://me.kimma.group/media/com_easysocial/photos/28/187/302964924-188974413590677-5637384074285162200-n_large.jpg

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người quá trình chọn, xử lý và pha chế đất để tạo cốt gốm và phôi gốm.
1. Quá trình chọn đất làm gốm

Ở làng Bát Tràng, sở dĩ dân làng Bồ Bát (Ninh Bình) chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Từ Bát Tràng họ ngược dòng sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều,khai thác nguồn đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn.
Xưởng sản xuất gốm sứ Bát Tràng, đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 16500C. Thành phần hoá học của đất sét Thác Thôn (theo kết quả phân tích của viện Silicat Tổng Cực Hóa chất) tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng Fe2O3 khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thâu sẽ không được trắng sáng.

2. Quá trình xử lý, pha chế đất

Bất cứ cơ sở làm gốm nào dù là sơ khai nhất cũng đều phải tiến hành xử lý đất một cách kỹ lưỡng. Khảo cổ học cho rằng ngay từ lúc con người phát minh ra đồ gốm thì họ đã biết xử lý đất và kỹ thuật xử lý đất càng ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
Dù là đất làm gốm tốt nhất thì cũng luôn chứa nhiều tạp chất. Tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà ở cùng một lò gốm, tại một địa điểm, cùng do một người sả xuất có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Vì thế khâu xử lý đất, pha chế đất phụ thuộc yêu cầu của mỗi loại sản phẩm.

Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý truyền thống là ngâm đất trong hệ thống bể ngâm. Thường mỗi hệ thống bể ngâm gồm 4 bể ở độ cao thấp khác nhau:

Bể đánh: Là bể ở vị trí cao nhất dùng để cho đất sét thô và nước vào ngâm khoảng 3 – 4 tháng. Đất tốt dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã. Thời gian ngâm đất càng lâu càng tốt vì quá trình phân huỷ của đất cũng diễn ra từ từ (mà như dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã chín – văn theo cách gọi dân gian, người ta đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một thứ dịch lỏng.

Bể lắng: hay còn gọi là bể lọc, là bể có vị trí thấp hơn so với bể đánh. Tại đây, đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên và người ta tiến hành loại bỏ chúng.

Bể phơi: Nước ở bể lắng trong dần trở lại, người ta dùng bơm đưa nước trong bể lắng quay trở lại bế đánh để chuẩn bị ngâm cối đất mới, sau đó múc những chất lắng chìm từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là bể phơi.

Bể ủ: đất ở bể phơi sau khoảng 3 – 4 ngày, thì chuyển qua bể ủ. Tại bể ủ, oxide sắt Fe2O3 và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất).

Thời gian ủ không hạn chế, giữ đất trong bể ủ càng lâu thì các tạp chất trong đất càng được khử triệt để hơn. Công thức lý tưởng của khoáng chất làm gốm là Al2O3, 2SiO2, 2H2O. Tuy nhiên trong thực tế không bao giờ người thợ gốm tạo ra được loại đất như thế này dù cho họ có thể kéo thật dài thời gian ủ đất.

Nhìn chung khâu xử lý đất thường không quá nhiều công đoạn phức tạp, nhưng trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau. Những loại đất sét gầy nhiều cát, độ hút nước không cao mà đất lại bở thì người thợ gốm phải tìm cách loại bớt cát đi.

Những loại đất sét mỡ ít cát, hút nước nhiều, quá dính thì phải pha thêm cát và một số chất không dẻo để chống rạn nứt trong khi phơi hay nung gốm.

Theo dân làng Bát Tràng kể lại rằng quy trình xử lý đất ngày xưa rất đơn giản, thậm chí có khi không cần phải pha chế nghiền lọc. Họ chỉ cần loại bớt tạp chất, ngâm đất cho chín sau đó dùng cuốc đảo cho nhuyễn đất rồi vun lên thành đống, dẫm cho nát rồi dùng nề (cái kéo cắt đất làm bằng dây thép mỏng) thái mỏng đất ra. Trong khi thái đất nếu gặp sỏi, rác, tạp chất thì loại ra. Đất thái nhỏ lại được vun lên thành đống, xéo đi xéo lại cho thật nhuyễn và có thể thái thêm một vài lần nữa để nhặt kỹ tạp chất trước khi đem vào tạo hình gốm sứ.



Tổng hợp và biên soạn: Lisa Pham
Gốm Sứ Đẹp Vclay
Lisa Pham - Vclay gốm Việt
Vietnamese Traditional Culture
VCLAY - Space of Vietnamese Ceramic Culture
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!