Wednesday, 04 January 2023
  0 Replies
  289 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Nhắc đến Trung Hoa, người ta nhớ ngay đến Vạn Lý Trường Thành , Khổng Tử, Võ Thuật, Nghệ thuật âm nhạc truyền thống… Trong lịch sử dài lâu của mình, người Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Chúng đều là những báu vật vô giá của nền văn minh Trung Hoa. Tranh thủy mặc, từ ngàn năm nay đã được coi là quốc họa của Trung Quốc. Từ xa xưa người Hoa Hạ đã biết sử dụng lông thú tạo thành bút lông dùng để viết chữ, vẽ tranh. Họ đã dùng bút lông vẽ lên những bức thủy mặc truyền tải giá trị nội tâm của người xưa. Ngày này, nhiều người thích chơi tranh thủy mặc nhưng không biết nguồn gốc và ý nghĩa của nó. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Tranh thủy mặc hay còn gọi là tranh thủy mạc, thủy là nước, mặc là mực. Tranh thủy mặc là loại tranh được vẽ bằng mực nước – mực tàu lên giấy, thường là giấy xuyến chỉ, hoặc lụa. Tranh thủy mặc được biết đến khi gắn liền với nghệ thuật thư pháp nổi tiếng Trung Quốc. Đề tài chính của thủy mạc gắn liền với tự nhiên: cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú, tiên nhân…, thời hiện đại, hậu nhân đã đưa thêm con người vào nội dung bức họa, và trên mỗi bức họa không thể thiếu một vài dòng thơ hán tự. Tranh thủy mặc là sự kết hợp hài hòa của: thơ, thư, họa, ấn mang phong thái và tinh thần của người phương Đông.


  • https://i.imgur.com/06wWnR7.jpg


Tranh thủy mặc xuất hiện từ thời Chiến Quốc, sau đó phổ biến rộng rãi vào triều đại nhà Hán và lên tới đỉnh cao vào thời nhà Đường – Tống. Các triều vua nhà Nguyên, Minh, Thanh là thời kỳ kế thừa và phát huy các thành tựu của tranh thủy mặc đời nhà Đường, đời Tống với hai lối vẽ tỉa từng tiểu tiết tạo nên một cảm xúc khoáng đạt mà sâu lắng trong từng nét múa bút.

Điểm đặc biệt của tranh thủy mặc là bố cục của tranh. Mức độ nhiều ít, dày mỏng của cảnh được phân bố phù hợp, cân bằng, không quá dày, không quá thưa, không quá tối và không quá sáng. Đường nét đậm nhạt hay khoảng trống cũng được sử dụng rất hài hòa, tạo cảm giác thanh tao, nhẹ nhàng bay bổng. Chính bởi độ khó này, nên khi muốn đề thơ, đòi hỏi tác giả phải hết sức cẩn trọng. Vậy mới có câu “thơ là hồn của họa, thư pháp là cốt của họa’’ ngụ ý rằng thơ là cả một linh hồn của một bức họa, còn thư pháp là khung xương của bức tranh. Tranh thủy mặc cũng có những tính chất đơn sơ theo tư tưởng " thuận theo tự nhiên và hài hòa với thiên nhiên"của Đạo Gia. Cảnh vật, nhất là phong cảnh thường là tầm mắt từ xa nhìn toàn cảnh, giữ lấy những điểm chính còn tiểu tiết thì bỏ trống. Họa sĩ tài tình trong một nét bút có thể có đủ quang phổ đen, xám, bạc, trắng, dùng toàn phần từ đỉnh ngọn đến thân chòm bút, để làm nét to nhỏ, rậm thưa. Toàn bức tranh phải thể hiện được sự hài hòa âm dương. Tranh thủy mặc dùng hình ảnh để diễn tả ý. Nội dung bức tranh ẩn chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Nguyên tắc ‘‘ngũ tuyệt’’ là một nguyên tắc bất biến trong tranh thủy mặc, đó là: bút pháp, bố cục, dùng mực, màu sắc và tinh thần. Muốn tác phẩm có bề dày và chiều sâu đòi hỏi người họa sĩ phải siêng năng tu dưỡng, phải có một tâm thật tĩnh lặng, tự tại thư thái, có tâm hồn cao thượng và nền tảng đạo đức. Đây chính là cảnh giới trong quá trình tu dưỡng đề cao bản thân.

Ở Việt Nam, tranh thủy mặc chưa phổ biến rộng rãi. Tuy vậy, những năm gần đây, dòng tranh này dần dần được công chúng yêu thích, được dùng làm quà tặng trong những dịp tân gia, lễ tết ...


  • https://i.imgur.com/XCGCItj.jpg
Thủy mặc Việt Nam

Có một câu hỏi đặt ra là, tại sao, các bức tranh thời cổ đại, bức thủy mặc không vẽ người mà chỉ vẽ tiên nhân? Với các bức vẽ cổ, nếu có hình người xuất hiện trong tranh, chỉ có người tu luyện. Điều này bắt nguồn từ văn hóa tín thần, tin vào sự tồn tại của thần của người cổ xưa ảnh hưởng ở khu vực Á Đông. Cổ nhân cho rằng, người tu luyện là người nửa thần. Họa sĩ cũng là một con người bình thường trong xã hội, họ luôn hướng đến phật và thần. Chính bởi vậy, họ sẽ biểu hiện đức tin của bản thân, biểu hiện ra thần ở trong tranh vẽ. Người tin thần còn cho rằng, mọi sinh mệnh đều thông qua hình ảnh để truyền tín tức của bản thân. Những bức vẽ thần phật sẽ mang đến cho họ nguồn năng lượng tích cực, khiến cho họ cảm thấy an nhiên và tự tại. Con người mang cả thiện và ác sẽ không thể mang đến nguồn năng lượng tốt như vậy nên họ hiển nhiên sẽ không vẽ người trong tranh của họ. Bởi thế họ vẽ thần hoặc người tu luyện đang buông bỏ những tư tưởng dơ bẩn trong thân, đạt đến một cảnh giới siêu phàm. Khi đối diện với thần, họ cảm nhận được những điều tốt đẹp từ thần. Con người hiện tại không hiểu được điểm này nên họ lấy rất nhiều chủ đề để vẽ, trong đó có con người. Đây là những lý do mà cổ họa hay tranh thủy mặc không vẽ người. ( Ở đây không nói đến những bức miêu tả sự kiện hay chân dung)

Trong nền văn minh của dân tộc Việt Nam ta, những triều đại qua đi thì lại một triều đại khác thay thế. Nhưng những giá trị và văn hóa đạo đức của con người vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, có điều, con người ngày nay đang dần không tin thần, vậy nên ý nghĩa chân chính của tranh thủy mặc đang bị mất đi, muốn hiểu được những bức cổ họa này, điều đầu tiên là con người hãy trở lại với văn hóa tín thần thì mới hiểu được ý nghĩa chân thực.
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Các chủ đề tương tự

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
22
Total Guests
1.8K
Latest Member