Thursday, 03 November 2022
  0 Replies
  340 Visits
1
Votes
Undo
  Subscribe
https://i.imgur.com/kYddBWk.jpg
Do quá bận rộn không có thời gian chơi với con, nhiều gia đình chọn giải pháp cho con “làm bạn” với công nghệ rất sớm - điều này vô tình mang đến những mối nguy hại mà phụ huynh không lường hết được.
Những rủi ro thường gặp trên không gian mạng
Trường hợp em P.T.P. (Quận 10, TP.HCM), trong thời gian giãn cách dịch bệnh, em học online tại nhà, ba mẹ cứ nghĩ mỗi lần em vào máy tính là đang học nên không để ý. Sau khi nghe nhà trường báo, tình hình học tập của em sa sút, phụ huynh theo dõi, phát hiện trong các giờ học online em đều chơi game và có dấu hiệu nghiện, điều này khiến gia đình lo lắng và phải mất rất nhiều thời gian mới giúp em vượt qua và bỏ được game.
Trường hợp khác, em N.T.N.N. học sinh cấp 3 (Quận Tân Bình), kết bạn trên mạng và yêu một người nước ngoài, sau nhiều lần trò chuyện trên mạng, bạn trai nói có gửi em 1 MacBook Air và 1 iPhone 13, để giúp em trong việc học. Sau đó, có người gọi điện cho N., kêu chuyển 5 triệu đồng để làm thủ tục nhận quà. Sau khi chuyển tiền, em N. đã không còn liên lạc được với người yêu...
Theo bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, phụ huynh cần lưu ý các giai đoạn phát triển của trẻ và những rủi ro trẻ có thể gặp khi tiếp xúc với mạng xã hội (MXH).
Từ 0 đến dưới 3 tuổi, ở giai đoạn này, phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số dù với bất kỳ lý do gì. Đây là giai đoạn trẻ cần được sự quan tâm, yêu thương, tương tác thực tế, để phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, vận động.
Trong giai đoạn 3 đến dưới 6 tuổi, trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, tiếp xúc với xung quanh bằng các giác quan khác nhau, phát triển ngôn ngữ. Đây được coi là độ tuổi vàng để phát triển trí tuệ, kỹ năng cho trẻ.
Độ tuổi 6 đến dưới 11 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ em đã bắt đầu học tập và tìm hiểu tương tác trên môi trường mạng trong một giới hạn nhất định, bắt đầu hình thành các kỹ năng số.
Rủi ro khi trẻ tiếp xúc với MXH, vô tình tiếp cận thông tin không phù hợp, nội dung độc hại; vô tình rò rỉ, lộ, mất thông tin. Khi vào cấp 1, trẻ có nguy cơ bị kết bạn xấu; bị bắt nạt trên mạng; xâm hại tình dục trên môi trường mạng…
Độ tuổi 11 – 16 tuổi, ở lứa tuổi này, trẻ em đã bắt đầu học tập và tìm hiểu tương tác trên môi trường mạng trong một giới hạn nhất định, bắt đầu hình thành các kỹ năng số. Đây là lứa tuổi dễ lâm vào tình trạng nghiện Internet; nghiện game, selfie và livestream không an toàn; tham gia các thử thách nguy hiểm trên môi trường mạng, không phân biệt tin giả, tin sai sự thật...
Còn bà Phạm Thị Thủy, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng Internet và MXH đã đem lại cho trẻ em nhiều giá trị tích cực, giúp trẻ có thể tìm hiểu thế giới một cách dễ dàng, gặp gỡ, giao lưu được với nhiều người, chia sẻ tình cảm, thông tin... Tuy nhiên, MXH cũng gây ra những tác động tiêu cực cho trẻ em, như: tiếp cận, truy cập vào những nội dung xấu, độc hại, nghiện sử dụng MXH và nguy hiểm hơn, khi các em chưa ý thức được hết những nguy cơ rình rập khi sử dụng MXH.
“Thường hầu hết trẻ không dám tiết lộ với cha mẹ, khi trẻ gặp những rủi ro, nếu không được giúp đỡ và kéo dài, sẽ gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư của trẻ”, bà Phạm Thị Thủy khuyến cáo.

Để trẻ được bảo vệ an toàn trên không gian mạng
Nhiều chuyên gia cho rằng, MXH tiềm ẩn rất nhiều nội dung không lành mạnh có thể gây tổn hại đến tâm lý cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các em đều trong độ tuổi tò mò, muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, cộng với đó là sự thiếu hiểu biết về các vấn đề xã hội nên rất dễ sa đà vào các cạm bẫy, những lời rủ rê, mời gọi của những đối tượng xấu.
Bà Đinh Thị Như Hoa chia sẻ thêm, tùy theo lứa tuổi, cha mẹ có cách quản lý khác nhau để bảo vệ con trên môi trường mạng. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên thiết lập tài khoản trên mạng cho trẻ và kết nối với tài khoản cha mẹ; thiết lập thời gian tiếp xúc màn hình (không quá 1 giờ/ngày và quản lý hành vi rủi ro).
Cha mẹ thiết lập quy tắc sử dụng Internet, hướng dẫn trẻ nhận biết rủi ro trên môi trường mạng; biện pháp phòng tránh; cài đặt một số ứng dụng theo dõi, giám sát, hỗ trợ. Khi con lớn hơn, khoảng 11 tuổi, cha mẹ tôn trọng quyền sử dụng Internet của trẻ, dạy trẻ cách thức đảm bảo an toàn tại nhà - đồng hành tìm cách giải quyết khi trẻ gặp phải.
Bên cạnh đó, cha mẹ phải dạy trẻ về quản lý quyền riêng tư; tự setup mật khẩu, không chia sẻ thông tin; quản lý thời gian tiếp xúc, biết tuân thủ theo kế hoạch; quản lý rủi ro (biết nhận biết và cảnh báo hoặc nhờ sự trợ giúp khi gặp rủi ro).
Khi con khoảng 11 tuổi, dạy thêm con biết sử dụng danh tính số an toàn, phân biệt sống ảo, sống thật; tự thiết lập thời gian biểu sử dụng Internet an toàn phù hợp; nhận biết rủi ro để phòng tránh, có tư duy phản biện và có khả năng báo cáo tìm kiếm nhờ sự trợ giúp...
Ngoài ra, cha mẹ nên tìm hiểu thêm các thiết bị, ứng dụng bảo vệ trẻ trên môi trường mạng như CyberPurify Kids (phát hiện và chặn lọc 15 loại nội dung độc hại trên Internet theo thời gian thực); phần mềm miễn phí Google Family Link (giám sát các thiết lập trên tài khoản của con); phần mềm Kaspersky Safe Kids (chặn quyền truy cập vào nội dung không phù hợp hoặc có hại; đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị cho mỗi trẻ em, mỗi thiết bị; theo dõi vị trí của con bằng GPS)...
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
22
Total Guests
1.5K
Latest Member