Thursday, 03 November 2022
  0 Replies
  380 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2022 sẽ tập trung cung cấp các kiến thức và kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh THCS, giúp các em có “vắc xin số” để tự bảo vệ, tự phát triển lành mạnh, sáng tạo trên mạng.

Lần đầu Việt Nam có cuộc thi an toàn thông tin dành cho học sinh

Ngày 13/1, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA phối hợp Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) và Cục trẻ em (Bộ LĐTB&XH) đã chính thức giới thiệu về cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin năm 2022.
https://i.imgur.com/hFyjzCE.jpg
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, chăm sóc và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong thời đại số, Internet đã trở thành một môi trường để trẻ em học tập, vui chơi, kết nối bạn bè, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xâm hại. Bởi vậy, tạo điều kiện để trẻ em nâng cao nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ trên không gian mạng là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam.

Với vai trò là một hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin, nhận rõ trách nhiệm xã hội của mình đối với thế hệ trẻ, năm 2022 Hiệp hội đã chủ trì tổ chức cuộc thi trực tuyến Học sinh với An toàn thông tin năm 2022.

Việc tổ chức Cuộc thi cũng nhằm thực hiện Đề án về “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” và “Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cuộc thi sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các em học sinh, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

“Đây là năm đầu tiên cuộc thi được Hiệp hội chủ trì tổ chức và sẽ được duy trì, trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày an toàn thông tin Việt Nam hàng năm”, ông Nguyễn Thành Hưng cho biết thêm.

Đại diện Bộ TT&TT, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho hay, dân số Việt Nam hiện có khoảng 98 triệu dân, trong đó có khoảng 24,7 triệu là trẻ em. Tại Việt Nam, 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet trong đó, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình một ngày từ 1-3 tiếng.

Môi trường Internet mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho trẻ em như: Cung cấp kiến thức, thông tin; tương tác, chia sẻ, kết nối; vui chơi, giải trí hấp dẫn, đa dạng. Tuy nhiên, Internet cũng có nhiều cạm bẫy khó lường đối với nhóm đối tượng là trẻ em - vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.

“Với vấn đề trên, cách tốt nhất là trang bị cho trẻ các kiến thức, kỹ năng, công cụ cần thiết, những thứ có thể coi như là “Vắc xin số” để trẻ em có thể tự bảo vệ, tự phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng”, ông Nguyễn Thành Phúc nhận định.

Đồng thuận với quan điểm của lãnh đạo Cục An toàn thông tin, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em cho biết, Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 do Cục quản lý trong năm 2021 đã nhận được 458 cuộc gọi tư vấn về các vấn đề trên môi trường mạng, tăng gấp đôi số cuộc gọi năm 2020. Số liệu này càng cho thấy việc trang bị cho các em học sinh “Vắc xin số” là cần thiết, đặc biệt cuộc thi hướng tới học sinh THCS và tiến tới các cấp học khác.
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!