Saturday, 12 November 2022
  0 Replies
  342 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Từ vụ việc bé gái 5 tuổi tự treo cổ đến tử vong hôm 12/10 tại Quận Tân Phú, TP.HCM do làm theo hướng dẫn một trò chơi trên YouTube. Hay trước đó cũng có trường hợp tương tự một bé trai 7 tuổi treo cổ suýt tử vong, một bé trai khác đứt mạch máu do dùng tay đập vỡ kính… đã khiến các bậc phụ huynh phải quan tâm, quản lý nhiều hơn việc con trẻ đang xem gì trên mạng.

Hẳn mọi người vẫn chưa quên trò chơi thử thách Cá Voi Xanh (Blue Whale Challenge) bắt nguồn từ Nga. Người chơi sẽ tham gia vào chuỗi thử thách trong suốt 50 ngày liên tục. Những ngày đầu chuỗi nhiệm vụ khá đơn giản, mức độ bạo lực tăng dần với các thử thách gây tổn thương thực sự như rạch tay, khắc hình cá voi xanh lên tay…, và đỉnh điểm thử thách thứ 50 là tự tử. Người chơi chết sẽ chiến thắng và hoàn thành thử thách.
YouTube trở nên độc hại với trẻ, phụ huynh phải làm gì? - youtube độc hại 1

Đa số phụ huynh thấy các thử thách trên khá buồn cười và nghĩ rằng chẳng có ai tham gia. Thực tế có hơn 130 thanh thiếu niên đã hoàn thành thử thách tại Nga, nghĩa là hơn 130 nạn nhân đã chết ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đối tượng chính của thử thách là các thanh thiếu niên chưa có sự phát triển đầy đủ về nhận thức và dễ bị dẫn dắt đến các hậu quả đáng tiếc.

Sau thử thách Cá Voi Xanh, các phụ huynh trên thế giới lần nữa lại hoang mang bởi trào lưu thử thách “Momo Challenge” nguy hiểm không kém với đối tượng trẻ em. May mắn thử thách Momo chỉ là trò bịp để các phụ huynh chú ý hơn về những gì con trẻ đang theo dõi trên mạng.

Ngày 21/8/2019, YouTube đã mở rộng các chính sách về an toàn cho trẻ em để tăng cường trải nghiệm xem video trên YouTube cho gia đình. Theo đó, YouTube không chấp nhận các nội dung gây nguy hại sức khoẻ thể chất và tinh thần cho trẻ vị thành niên.

Dù vậy, trên YouTube vẫn đang tràn ngập những nội dung độc hại với trẻ vị thành niên (nhóm người xem dưới 18 tuổi) và có vẻ như YouTube vẫn chưa có được giải pháp xử lý nhanh chóng và triệt để các nội dung xấu này.

Cụ thể hồi đầu năm 2020, kênh “Hành tinh đồ chơi – Toy Planet” đăng tải về các video hướng dẫn các kiểu quậy phá như: Ăn bút chì giả làm từ socola, mang bánh kem vào lớp trừng trị kẻ ăn cướp, các trò troll tên đại ca lớp 9A cực vui nhộn, làm giả và ăn chậu cây, troll bạn ăn xà phòng và nước rửa bát… dù kênh bị cộng đồng mạng phản ứng nhưng đến nay kênh này vẫn hoạt động và có lượt video khủng dù một số nội dung đã được ẩn đi do phản ứng của cộng đồng mạng.

Các chuyên gia tâm lý cho biết trẻ em sẽ không đủ nhận thức về sự nguy hại của nội dung được thấy và có thể sẽ bắt chước thực hiện chỉ với suy nghĩ đùa giỡn vui cùng bạn bè, nhưng hoàn toàn không nhận thức được sự nguy hại hành động của mình.

Những nội dung độc hại trên kênh YouTube không mới, người dùng internet năm 2008 hẳn vẫn chưa quên Series hoạt hình bạo lực Những người bạn vui vẻ (Happy Tree Friends). Những đoạn video ngắn kể về câu chuyện của một nhóm bạn thân là những con vật đáng yêu bao gồm nhiều màu sắc khác nhau, luôn luôn bị thương bởi những chướng ngại vật xung quanh, và luôn luôn bị mất mạng hoặc mất đi một trong những bộ phận của cơ thể như mắt, miệng, chân…

Video nhận được 15 triệu view mỗi năm và thành công vang dội, nhưng rõ ràng đây không phải là nội dung dành cho trẻ em, tuy vậy phim chỉ dán nhãn 12+.

Không phải Youtube không làm gì mà kênh cố gắng xử lý các vấn đề này trong thầm lặng. Tuy vậy, rõ ràng hãng đã không thành công khi năm 2017, nhà văn James Bridle cho công chúng thấy sự bất lực của YouTube thông qua các video kinh dị trên chính kênh YouTube Kids được núp bóng bởi những nhân vật hoạt hình quen thuộc

Chỉ vài thao tác đơn giản, người xem có thể tìm được những đoạn video quái đản về các nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Disney, hoặc các nhân vật dễ thương bị vẽ lại với các nội dung kinh dị hơn.

Các chuyên gia còn lưu ý Youtube chỉ tập trung tìm kiếm nội dung mà bỏ qua những bình luận mang tính khiêu khích, ác ý thậm chí ấu dâm bên dưới các video có vẻ bình thường nhất.

YouTube cho biết “We work hard to offer a safer YouTube experience, but no automated system is perfect” (tạm dịch: Chúng tôi rất cố gắng để đem đến trải nghiệm YouTube an toàn hơn, nhưng không hệ thống nào là hoàn hảo). Nhưng ông Keza McDonald phóng viên của The Guardian không tin vào điều đó. Theo ông Keza, YouTube quá phụ thuộc vào hệ thống đánh cờ của mình, và mất quá nhiều thời gian để xử lí các báo cáo của người dùng. Do đó video hoàn toàn đủ thời gian để xuất hiện với nhiều trẻ em trong thời gian chờ bị xử lý.

Những cách giữ an toàn cho trẻ khi sử dụng YouTube

Chắc không ít phụ huynh rùng mình khi biết video “thử thách thả 100 con dao từ tầng thượng xuống đất” được hơn 1 triệu view chỉ trong 1 ngày. Video không hề có cảnh báo, không giới hạn độ tuổi và phần lớn người xem là trẻ em 12-16 tuổi.

Với lợi nhuận khổng lồ từ kênh YouTube, nhiều người đã bất chấp tất cả để có lượt view cao nhất nhằm đạt doanh thu. Trong khi đó, YouTube đang rất vất vả để kiểm soát lượng nội dung khổng lồ được đưa lên mỗi giờ. Chúng ta chỉ có thể hạn chế những nội dung xấu tiếp cận đến trẻ bằng cách dành thời gian cùng xem chung với trẻ để biết nội dung thế nào.

Cài đặt và sử dụng YouTube Kids, dù không phải là giải pháp an toàn tối đa nhưng ít nhất nội dung trên này được YouTube kiểm soát kỹ với bộ lọc máy và con người.

Phụ huynh có thể giới hạn thời gian sử dụng YouTube trên điện thoại được hỗ trợ trên cả 2 nền tảng Android và iOs để quản lý thời gian xem cho trẻ, đảm bảo trẻ chỉ xem được trong những khung thời gian phụ huynh có thể kiểm soát được.

YouTube cho phép tạo danh mục phát video, phụ huynh có trẻ nhỏ 3-5 tuổi sẽ kiểm duyệt trước nội dung trẻ có thể xem với danh sách phát được chọn trước. Các video sẽ phát liên tục và không xuất hiện các video gợi ý khác đảm bảo trẻ chỉ xem những gì được cho phép. Đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời cho trẻ nhỏ và khó áp dụng với trẻ lớn hơn.

Phụ huynh có thể kích hoạt bộ lọc nội dung và thường xuyên báo các các nội dung xấu để video không xuất hiện với con mình và những trẻ nhỏ khác.

Tìm kiếm các ứng dụng thay thế YouTube như:

Jellies (nền tảng kiểm duyệt video thủ công bằng chính con người), ứng dụng chỉ cung cấp nội dung dành cho trẻ em và có phí 150.000đ/tháng
Nick Jr.: giống với Jellies, nhưng những ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và thân thiện trẻ em với hệ thống bài hát được phát triển riêng và game sáng tạo.
Kidoodle.TV: là dịch vụ truyền phát video dựa trên các kênh được đăng ký, Kidoodle.TV được đánh giá bởi hàng triệu phụ huynh trên toàn cầu. Ứng dụng miễn phí, nhưng để sử dụng hết toàn bộ tính năng và không bị quảng cáo, người dùng phải trả 115.000đ/tháng và có thêm 100GB lưu trữ video online.
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
22
Total Guests
1.4K
Latest Member