By Hải Yến on Thursday, 26 May 2022
Replies 1
Likes 0
Views 1K
Votes 0
Trước hết, chúng ta kể cho bé câu chuyện Hoa nhà Đường - nữ hoàng các loài hoa - Hoa Mẫu Đơn

Trong truyền thống đầy hoa của Trung Quốc cổ đại, hoa mẫu đơn có thể làm phong phú thêm cuộc sống của bạn theo nhiều cách như một bông hoa xinh đẹp có những cánh hoa. Nó nở hoa trong thời gian được gọi là "Mưa hạt", là trận mưa lớn nhất trong mùa xuân. Đó là thời kỳ nóng và ẩm có thể dẫn đến lo lắng và tức giận. Nhưng, vẻ đẹp và tinh thần của hoa mẫu đơn tự nhiên giúp bạn giảm bớt áp lực này.
Được gọi là "Nữ hoàng của các loài hoa", hoa mẫu đơn được tôn sùng nhiều nhất vào thời nhà Đường, thời kỳ hoàng kim văn hóa của Trung Quốc. Hoàng đế Đường Huyền Tông đã bị vẻ đẹp của bông hoa làm cho say mê, ông đã yêu cầu nhà thơ huyền thoại Lý Bạch chụp lại nó trong câu thơ. Vì vậy, hoa mẫu đơn duyên dáng trở thành biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng.

Nhưng sức mạnh biểu tượng của hoa mẫu đơn còn bắt nguồn từ triết lý sâu sắc hơn của Trung Quốc.

Một ngày giữa mùa đông, Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đi dạo trong vườn thượng uyển, và bà thấy rất buồn vã vì trong vườn thượng uyển không có một bông hoa nào nở. Lúc đó bà đã ra một sắc lệnh: "tất cả các loài hoa đều phải nở vào sang hôm sau" Sợ hãi trước sức mạnh của Hoàng Đế - được mệnh danh là Thiên Tử các Tiên hoa đã lập tức họp lại lo lắng nói: Hoa thì không thể nở vào mùa đông, nhưng lệnh Thiên tử khó cưỡng...? Cuối cùng tất cả các loài hoa đều nở rộ vào sáng hôm sau. Khi Hoàng Đế đi dạo vào sáng hôm sau, bà đã rất thỏa mãn với sức mạnh của mình đã điều khiển được tự nhiên. Nhưng bỗng bà dừng lại và tức giận, trong vườn thượng uyển vẫn còn 1 loài hoa không nở, đó là hoa mẫu đơn. Quá tức giận, Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã trục xuất các mẫu đơn từ kinh đô Trường An đến thành phố Lạc Dương. Sau khi được chuyển đến thành Lạc Dương, vào mùa xuân, khi các loài hoa trong vườn thượng uyển của Hoàng Đế đã nở trước đó vào mùa đông, thì mùa Xuân đã không thể nở tiếp, trong khi đó, hoa mẫu đơn tại thành Lạc Dương lại nở rất đẹp. Trong cơn tức giận, Hoàng Đế đã ra lệnh đốt hết các bông mẫu đơn. Trong lửa thiêu đốt cháy, những bông hoa mẫu đơn vẫn vươn lênh mạnh mẽ cho đến hơi thở cuối cùng. Bất chấp ngọn lửa tàn phá, một năm sau, những bông mẫu đơn lại nở vươn lên nở rộ.

Câu chuyện dạy chúng ta rằng sự giàu có và thịnh vượng thực sự nở rộ theo cách tự nhiên. Người Trung Quốc cổ đại gọi nó là “sống trong Đạo”, có nghĩa là sống hòa hợp với Trời và Đất. Thiên nhiên và vũ trụ có thời điểm hoàn hảo của chúng, cho dù điều đó có nghĩa là nở vào mùa đông hay mùa xuân. Sống cuộc sống hòa hợp với dòng chảy vũ trụ, phổ quát này sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc thực sự, niềm vui và một cuộc sống hiệu quả — ví dụ như hoa mẫu đơn, bạn hoàn toàn độc đáo trong cách tự nhiên này.

---------------

Trong câu chuyện này giúp các con hướng đến việc "Sống trong Đạo", thuận theo tự nhiên, từ đó áp dụng vào trong cuộc sống, ứng xử hàng ngày...
Dưới đây là một số ví dụ được rút ra từ bài học hoa mẫu đơn. Các bố mẹ cùng chia sẻ
Mỗi vật dụng xung quanh chúng ta đều có sứ mệnh của nó. Sử dụng đúng sứ mệnh, thuận tự nhiên không nên làm trái với tự nhiên. Ví dụ bé nhà mình học lớp 1, có thói quen vẽ trong sách, nhiều bức tranh bé vẽ thêm vài chi tiết làm bẩn sách.
Mình đã kể câu chuyện trên và hỏi bế: Sách tiếng Việt thì để học, để đọc, không nên để vẽ. Vở thì để viết, luyện chữ đẹp, không phải để gấp máy bay. Giấy lau thì dùng để lau chứ không phải để chơi. Dép là để đi chứ không phải để đá....
·
2 years ago
·
0 Likes
·
0 Votes
·
1 Comments
·
#38
Biện Hòa dâng ngọc


Trong sách “Hàn Phi Tử” đã ghi chép lại một câu chuyện cảm động như thế: Thời xuân thu, nước Sở có một người tên gọi Biện Hòa, ở dưới chân núi phía đông của Kinh Sơn có một sơn động, bên trong có một khối đá ngọc, cũng chính loại đá bên trong chứa ngọc.

Ông bèn đem khối đá ngọc này hiến tặng cho Sở Lệ Vương, Lệ Vương trong lòng sinh hoài nghi, bèn cho gọi thợ ngọc đến tiến hành giám định. Nào ngờ người thợ ngọc này lại là hạng tầm thường, sau khi xem xong nói đây chỉ là một khối đá bình thường, Lệ Vương cho rằng Biện Hòa phạm tội khi quân, ra lệnh chặt đi chân trái của Biện Hòa.

Sau khi Lệ Vương mất, Sở Võ Vương kế vị, Biện Hòa lại bưng lấy khối ngọc này đi hiến cho Võ Vương. Võ Vương lại cho gọi thợ ngọc đến giám định, thợ ngọc xem qua vẫn nói thứ mà Biện Hòa tặng chẳng qua chỉ là một khối đá bình thường. Võ Vương cũng giống như Lệ Vương, cho rằng Biện Hòa phạm tội khi quân, cho người chặt đi chân phải của ông.


Sau khi Võ Vương qua đời, Văn Vương kế vị, Biện Hòa muốn đi hiến ngọc, nhưng hai chân ông đều đã tàn phế, không còn đi lại được nữa, đành phải ôm lấy đá ngọc trong người, bò đến chân núi Kinh Sơn khóc suốt ba ngày ba đêm. Nước mắt đã chảy hết, từ khóe mắt tràn ra từng giọt máu tươi.

Văn Vương nghe được tin tức Biện Hòa khóc cho đá ngọc, liền phái người hỏi thăm nguyên nhân khóc, nói với ông: “Trong thiên hạ, số người vì phạm tội mà bị đoạn chân rất nhiều, ngươi vì sao khóc đến mức bi thương như vậy!”

Biện Hòa trả lời rằng: “Tôi không phải vì bị chặt đi đôi chân mà buồn khóc, điều khiến tôi đau lòng chính là đá ngọc trân quý như thế bị xem như khối đá tầm thường, người trung thành chính trực bị xem là tên lừa đảo!”.

Sau khi Văn Vương biết được, đưa Biện Hòa và khối đá ngọc vào cung, cho thợ ngọc đục mở đá ngọc ra, quả nhiên không sai, bên trong là một khối ngọc xinh đẹp. Sau đó Văn Vương tiến hành chế tác tỉ mỉ, biến khối đá ngọc này thành một khối ngọc bích.


Vụ án oan uổng của Biện Hòa được sửa lại án sai, giải tội rõ ràng, Văn Vương cho đặt tên khối ngọc bích này là “Hòa Thị Bích” (ngọc nhà họ Hòa), để ghi nhớ lòng trung trinh của Biện Hòa.
2 years ago
#16
View Full Post