Friday, 18 November 2022
  0 Replies
  292 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TBXH phối hợp UNICEF khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tổ chức tọa đàm chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thứ trưởng Đào Hồng Lan đến dự và phát biểu chỉ đạo.
http://www.molisa.gov.vn/Images/Tintuc/ldda8619f-3ea3-4eb3-8545-3e9e8245982d.JPG
Thứ trưởng Đào Hồng lan phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: Việt Nam là một trong những quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, trong đó, một tỉ lệ không nhỏ người sử dụng mạng Internet là giới trẻ. Khi trẻ em tham gia vào môi trường mạng, các em có cơ hội được tiếp cận với nguồn thông tin phong phú trên mạng. Nhưng mặt trái của nó là khi trẻ em tham gia vào môi trường mạng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại…
Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay cả nhà trường, gia đình và bản thân các em đều chưa biết kỹ năng tự bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Do thiếu kiến thức và kỹ năng mà nhiều hành động của bố mẹ, thầy cô, và chính các em vô hình dung đẩy các em đến nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng. Việc trẻ em bị lạm dụng, bóc lột qua mạng internet để lại hậu quả nghiêm trọng về tâm lý, sức khỏe , học tập của trẻ em, thậm chí dẫn đến tự tử.

Theo số liệu thống kê từ UNICEF, mỗi ngày có đến 720.000 hình ảnh liên quan đến lạm dụng trẻ em được đưa lên mạng Internet. Còn theo số liệu từ Phòng Phòng chống tội phạm mua bán người và trẻ em, Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong 5 năm qua, có khoảng 10.000 vụ xâm hại trẻ em.
“Để tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trong Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) nhiều nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được đưa vào. Những đối tượng cần tập trung cũng như những giải pháp, trách nhiệm của các bộ, ngành được nêu rõ. Sau khi Luật được Quốc hội thông qua Bộ LĐ-TBXH sẽ phối hợp Bộ TT&TT ban hành các văn bản để bảo vệ trẻ em tốt hơn trong môi trường mạng”, Thứ trưởng Đào Hồng Lan thông tin thêm.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF, Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) đang xây dựng “Đề án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” hướng tới mục tiêu cơ bản là: mọi trẻ em phải được hưởng lợi ích từ sử dụng internet mà không có nguy cơ và trẻ vị thành niên là nạn nhân của các hình thức xâm hại trong môi trường mạng phải được phát hiện và hỗ trợ phù hợp với chuẩn mực quốc tế và quốc gia. Đề án sẽ được triển khai trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại một số địa bàn trọng điểm có trẻ vị thành niên sử dụng internet cao, hoặc những khu vực khó khăn như nông thôn.

Cũng tại hội thảo, ông Hoàng Xuân Phóng, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cho biết các loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang hoạt động công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Trong 5 năm (2011-2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước đó. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%) và gia tăng xâm hại tình dục nam. Năm 2011, lực lượng chức năng bắt hơn 1.000 đối tượng, đến năm 2015 số đối tượng tăng lên hơn 1.400. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ...

Đặc biệt, đối tượng sử dụng mạng xã hội, diễn đàn internet, nhắn tin trực tuyến để phạm tội ngày càng tinh vi. "Với cách này, tội phạm không cần lộ diện, không tốn nhiều công sức mà vẫn đạt được mục đích. Đặc biệt, với 31% dân số Việt Nam dùng mạng xã hội Facebook thì nguy cơ trẻ bị xâm hại từ chính những hình ảnh người thân phát tán là thực trạng đáng báo động", ông Phóng thông tin.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này một phần do giáo dục nhà trường, đặc biệt là tiểu học vẫn chưa đưa các nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Trẻ em non nớt, không hiểu biết về giáo dục giới tính. Ngoài ra, các phụ huynh thường xuyên đăng tải hình ảnh con cái, trẻ em lên mạng xã hội mà không lường được con em mình có thể trở thành mục tiêu của loại tội phạm này.

Theo đại diện UNICEF và các tổ chức tham dự hội thảo, giải pháp khả thi nhất là phải tăng cường sự quản lý của các cha mẹ đối với con cái và đưa nội dung phòng chống xâm hại tình dục vào chương trình giáo dục tại các trường học. Đồng quan điểm này, Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng: Nhà trường và gia đình cần phối hợp để quản lý, định hướng cho các em khi sử dụng mạng Internet. Thời gian qua, các trường đã chủ động phối hợp với gia đình hướng dẫn các em sử dụng điện thoại an toàn. “Tôi thường xuyên nhận được tin nhắn khuyến cáo gia đình hướng dẫn con sử dụng điện thoại di động. Phụ huynh không nên cho con sử dụng những thiết bị di động quá đắt tiền, nhiều tính năng mà nên chọn những chiếc máy chủ yếu có chức năng nghe gọi cho trẻ sử dụng sẽ hạn chế phần nào tác hại. Tất cả những việc làm này nhằm hướng đến mục đích chung là bảo vệ trẻ em tốt hơn, hướng dẫn các em sử dụng Internet an toàn và đạt hiệu quả cao”.

(Theo http://www.molisa.gov.vn)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!