Saturday, 13 August 2022
  0 Replies
  564 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ.

Tôn giả Mục Kiền Liên là 1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Sau khi tu đắc chính quả, một lần tưởng nhớ đến người mẹ đã qua đời của mình, Ngài bèn dùng thần thông tìm kiếm và biết được rằng mẹ đã bị đày vào cõi ngạ quỷ, do trước đây bà đã tạo rất nhiều ác nghiệp.

Chứng kiến mẹ mình chịu khổ sở, đói khát, Ngài đã không cầm được lòng, hóa ra một bát cơm đưa đến trước mặt mẫu thân. Do sợ quỷ đói khác tranh giành nên bà đã 1 tay che bát, 1 tay bốc đồ ăn, tuy nhiên khi vừa đưa đến miệng thì đồ ăn lại hóa thành than lửa, không tài nào ăn được.

https://i0.wp.com/media.songdep.com.vn/files/phuonghoa/2020/12/31/nguon-goc-y-nghia-va-nhung-dieu-nen-lam-trong-ngay-vu-lan-bao-hieu-3-142011.jpg?ssl=1
(nguồn ảnh: songdep.com.vn)

Tôn giả thấy vậy trong lòng rất bi thương, mặc dù có thần thông quảng đại nhưng không thể cứu được mẹ mình. Ngài đành quay về thỉnh giáo Đức Phật.

Đức Phật dạy rằng chỉ có một cách là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương, thích hợp đúng dịp đó là Rằm tháng Bảy, khi mùa An Cư Kết Hạ vừa xong.

Làm theo lời Đức Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Kể từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Thế tại sao lại gọi là Vu Lan?

Vu Lan là viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ từ ullambana, có nghĩa là “Cứu đảo huyền” (cứu nạn treo ngược).

Theo “Phật Tổ Thống Kỷ” thời Nam Tống ghi chép, lễ Vu Lan được diễn ra sớm nhất là bắt đầu từ thời Nam Bắc triều, Lương Vũ Đế là người đầu tiên thiết Vu Lan bồn chay. Về sau, lễ tiết này được phổ biến rộng khắp, không chỉ trong các chùa mà cả trong dân gian.

Một chút cảm ngộ

Câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ không chỉ nói về lòng hiếu thảo, mà còn cho thấy đạo lý bất biến “thiện ác hữu báo”. Ai tạo nghiệp đều phải tự mình gánh chịu, vậy nên xưa nay các bậc trưởng bối đều dạy sống phải hành thiện tích đức, mới được may mắn, mới có phúc lành.

Có một chi tiết nữa mà mình đọc tham khảo thấy trong “Mục Liên cứu mẫu kinh diễn âm” có ý nghĩa hơn. Trong sách này, Mục Liên khuyên mẹ sám hối, rủ lòng theo chân lý Đạo Phật, người mẹ nghe theo và được đắc cứu. Nghĩa là cần phải có tâm Thiện, tâm Phật trước, thì Thần Phật mới cứu được, nếu không thì cũng không cách nào cứu.

Thần Phật là nhìn nhân tâm. Cả với cõi âm gian và dương gian. Do đó, chúng ta cần nắm được nội hàm, nếu không chỉ là việc làm vô ích, hình thức trên bề mặt mà thôi.

Nhân tâm thay đổi, mọi thứ cũng thay đổi theo.
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Các chủ đề tương tự

No similar discussions found.

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
22
Total Guests
1K
Latest Member