By Ngọc Đức on Wednesday, 23 November 2022
Replies 0
Likes 0
Views 281
Votes 0
Học trực tuyến là một giải pháp kết nối giữa giáo viên và học sinh từ xa giúp giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 ngày nay. Đây là một giải pháp giáo dục giúp đảm bảo an toàn sức khỏe phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng và khuyến khích tiếp tục nhịp sống hàng ngày cho trẻ em. Thế nhưng bên cạnh những mặt tích cực của học trực tuyến, các bậc phụ huynh cũng phải đối mặt với những nguy cơ bảo mật có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em khi học trực tuyến.


Trong bài viết này, Kaspersky Proguide xin đề cập đến những nguy cơ bảo mật nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến trẻ mà các bậc phụ huynh cần hiểu và tối ưu hóa các giải pháp bảo vệ khi cho trẻ học trực tuyến.

Những nguy cơ bảo mật khi học trực tuyến

Nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em

Trong thời đại công nghệ số 4.0, chúng ta được tiếp xúc với hàng loạt các thông tin từ rất nhiều nguồn trên internet, không chỉ những thông tin chính thống mà còn có rất nhiều thông tin rác, bạo lực, khiêu dâm, kích động… không phù hợp với trẻ em. Nếu không có những giải pháp trích xuất, lọc ra những thông tin phù hợp, trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng tư tưởng cũng như bị kích động tham gia các hoạt động tiêu cực như bạo lực, thành kiến hoặc thậm chí rối loạn tâm lý như tự tử, tự làm hại bản thân.

Rò rỉ các thông tin, hình ảnh nhạy cảm

Trẻ em nhất là lứa tuổi vị thành niên chưa ý thức được tầm quan trọng của các thông tin cá nhân, cũng như các hình ảnh, video mang tính nhạy cảm của bản thân. Việc tiếp xúc sớm với các mạng xã hội, trào lưu khoe mẽ trên internet, trẻ em chưa hiểu được nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân nếu chia sẻ các thông tin cá nhân, hình ảnh cá nhân. Kẻ gian có thể mạo danh các bạn nam nữ cùng tuổi, kêu gọi chia sẻ các video, hình ảnh nhạy cảm để tống tiền và uy hiếp trẻ.

Lừa đảo mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, hẹn hò

Như có đề cập ở trên, hiện nay có rất nhiều kẻ gian lợi dụng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, hẹn hò để lừa đảo trẻ cung cấp các thông tin cá nhân, hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền, uy hiếp hoặc có thể hẹn hò trẻ ra trực tiếp để bắt cóc và thực hiện các hành vi đồi bại với trẻ.

Bị bắt nạt qua mạng xã hội, bạo lực mạng

Đây là một trong những vấn nạn tồn tại trong nhiều quốc gia có công nghệ kỹ thuật số phát triển. Việc bắt nạt một cá nhân nào đó qua mạng xã hội đã không còn mấy xa lạ và có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của nạn nhân. Vì một lý do cá nhân nào đó, tài khoản của nạn nhân bị tấn công bởi hàng loạt các dòng tin nhắn, những hình ảnh, video mang tính chỉ trích, phỉ báng đến từ bạn bè hoặc thậm chí người lạ trên cộng đồng mạng. Áp lực từ cộng đồng mạng sẽ gây nên nhiều áp lực tinh thần cho trẻ và có thể đẩy đến các nguy cơ trầm cảm, tự hại bản thân thậm chí tự tử.

Ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tập trung của trẻ khi sử dụng Internet quá nhiều

Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính, thiết bị di động, internet có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tập trung của trẻ. Màn hình máy tính, thiết bị di động có chứa tia sáng xanh, khi tiếp xúc quá nhiều, mắt của trẻ sẽ dễ bị khô, mỏi mắt và tăng nguy cơ bị cận thị. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh khi tiếp xúc nhiều vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và giảm đi khả năng tập trung. Việc thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử cũng giảm đi sự tương tác xã hội, hoạt động thể chất, gây ra các nguy cơ béo phì, giảm khả năng giao tiếp cũng như dễ dẫn đến các nguy cơ trầm cảm, tự kỷ, giảm hoạt bát.

Vậy đâu là giải pháp cho các bậc phụ huynh có thể bảo vệ trẻ trong thời gian học trực tuyến?

· Sử dụng các giải pháp bảo vệ trẻ trong môi trường internet như Kaspersky Safe Kids giúp kiểm soát nội dung truy cập, mạng xã hội, thời gian sử dụng thiết bị.

· Giáo dục cho trẻ về ý thức bảo vệ bản thân cũng như những thông tin dữ liệu cá nhân khi sử dụng mạng xã hội, dịch vụ trên Internet.

· Nhắc nhở trẻ về các đối tượng lừa đảo trên môi trường mạng xã hội và giúp trẻ hiểu được các nguy hiểm có thể xảy ra nếu trẻ không chủ động tự bảo vệ bản thân.

· Thường xuyên trò chuyện với trẻ trên tinh thần chia sẻ, đặc biệt là khi trẻ có những trải nghiệm khó chịu, sợ hãi khi sử dụng internet, đặc biệt nhấn mạnh với trẻ về việc trẻ có thể thoải mái chia sẻ với bố mẹ mà không cần sợ bị nổi giận hay bị phạt.

Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh có thể cảnh giác và bảo vệ trẻ trong quá trình học trực tuyến tại nhà.

(Nguồn kaspersky.proguide.vn)
View Full Post