Saturday, 26 November 2022
  0 Replies
  306 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của mạng internet, việc lừa đảo qua mạng cũng dần trở nên phổ biến hơn. Vậy khi bị lừa đảo qua mạng bạn cần phải làm gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết và tìm hiểu để từ đó phòng, tránh cũng như thực hiện dễ dàng khi gặp phải tình huống này.
https://luatsux.vn/wp-content/uploads/2022/02/Bi-lua-dao-qua-mang-ban-can-phai-lam-gi.jpg

Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn
Bị lừa đảo qua mạng bạn cần phải làm gì?

Để xử lý được kẻ lừa đảo và lấy lại số tiền bị lừa; người bị hại nên thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.

Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.

Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này theo 02 cách như sau:
Tố giác trực tiếp

Theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Như vậy, để yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp, bạn hãy tiến hành thông báo tin cho cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn trình báo công an;
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Gọi điện thoại trực tiếp qua đường dây nóng của cơ quan Công an

Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Số điện thoại trực ban hình sự 069.234.8560 – Cục Cảnh sát hình sự.
- Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có thể phải chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Với hành vi được quy định là hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có thể phải đối mặt với các mức hình phạt sau:

- Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Tài sản chiếm đoạt trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp: đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175, 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp:

- Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung đối với lừa đảo qua mạng

Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Theo luatsux.vn)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!