Nghề chạm khắc gỗ thủ công

Vào triều đại nhà Lý, nghề chạm khắc gỗ đạt đến độ hoàng kim với các công trình có kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hóa như chùa Tây Phương, đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đình Diềm Xá, đình Đình Bảng, chùa Lim, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hay chùa Vĩnh Nghiêm, đình Phù Lão (Bắc Giang)…

Từ những thợ mộc làm nhà, những người đàn ông trong làng Phù Khê tự học nghề lẫn nhau, dần dần ai cũng biết nghề chạm khắc gỗ. Họ truyền tai nhau bí quyết “quân bát, phát tam, tôn ngũ, phân nhị”, có nghĩa lấy chu vi chia thành 8 đoạn, bỏ đi 3 đoạn còn lại 5 đoạn đem chia 2 để tính công thức đường kính gỗ.

Hoặc để chia mức độ khó của hình khối, người thợ có câu “nhất mộc, nhị nhân, tam vân, tứ thú”. Cụ thể, khó nhất là chạm cây cối, sau đó là chạm hình người, đến chạm mây và cuối cùng là chạm những con thú.