Làng gốm sứ Bát Tràng còn được gọi là làng gốm Bát Tràng nằm tại 2 thôn là Bát Tràng và Giao Cao thuộc vùng tả ngạn sông Hồng, nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Làng gốm cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam.

Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, người dân xã Thống Nhất hầu hết đều sống nhờ nghề thổi thủy tinh. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa. Đây là một trong số ít những làng nghề có uy tín bởi sản phẩm đa dạng và chất lượng được đảm bảo, giá thành lại phải chăng. Ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp không kể bất cứ mùa nào trong năm.

Từ bao đời nay, chiếc nón lá đã trở nên gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh chiếc nón lá mộc mạc, duyên dáng không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo và đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam. Chiếc nón lá góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và trở thành biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Từ xa xưa khi bắt đầu hình thành nghề dệt chiếu, chúng ta chỉ biết qua sử sách chép lại rằng Phạm Đôn Lễ đi sứ Trung Quốc thì học được bí quyêt dệt chiếu của người Trung Quốc và về truyền cho dân ta. Từ đó cho tới tận ngày nay chúng ta chỉ biết dệt chiếu là một nghề thủ công nghiệp phải dùng tới bàn tay của con người tạo nên. Dệt chiếu bằng tay có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta...

Vào triều đại nhà Lý, nghề chạm khắc gỗ đạt đến độ hoàng kim với các công trình có kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hóa như chùa Tây Phương, đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đình Diềm Xá, đình Đình Bảng, chùa Lim, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) hay chùa Vĩnh Nghiêm, đình Phù Lão (Bắc Giang)…

Nguyên liệu để sản xuất ra những chiếc đó thường là tre, nứa già được chuyển từ rừng về. Đầu tiên, người thợ phải dùng dao để chẻ những thanh nứa, thanh tre thành các loại nan, sau đó vót thật đều và mỏng. Thường công đoạn này sẽ do đàn ông thực hiện bởi tốn khá nhiều công sức. Nan sau khi được chẻ, vót mỏng thì được chia ra để đan thành sản phẩm. Để tạo độ bền, người thợ mang nan đã phơi khô đi hun khói, hoặc chọn cách đan thành phẩm xong rồi gác lên bếp để hun khói. Bởi vậy, những chiếc đó có màu nâu cánh gián rất đẹp.

Làng nghề dệt cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng cói, làm đồ cói đã có từ lâu đời. Nghề dệt cói Kim Sơn gắn liền với thiên nhiên, bởi nguyên liệu để làm nên những sản phẩm từ cói cũng giản dị như thiên nhiên ở vùng đất này.

Page 1 of 2
Load More