Monday, 21 November 2022
  0 Replies
  274 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, được Quốc hội khóa XIV, tại Kỳ họp thứ 5, thông qua với tỷ lệ 86,86%. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

Một số quy định về trẻ em

Theo Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn."hiệp nước này được 192 của 194 nước thành viên phê duyệt.

Theo Luật trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Luật trẻ em năm 2016 quy định 25 nhóm quyền của trẻ em như quyền sống; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột sức lao động, không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, không bị mua, bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạn; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn…

Các hành vi bị nghiêm cấm như tước đoạt quyền sống của trẻ em; cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; không thực hiện trách nhiệm hỗ trợ trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm,…

Do đó, các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục có trách nhiệm bảo vệ trẻ em về mọi mặt. Ngoài ra, cơ quan nhà nước phải tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều hòa các hoạt động nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện quyền trẻ em giữa các cơ quan ở Trung ương, các tổ chức, các địa phương.

Vậy, về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, pháp luật quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. (Theo Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018).

Căn cứ theo Điều 29 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, Quốc hội quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như sau:

+ Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

+ Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018 và pháp luật về trẻ em (Luật trẻ em năm 2016).

+ Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.

+ Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của các cơ quan, tổ chức.

(Theo Luật Hoàng Anh)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
22
Total Guests
1.1K
Latest Member