Monday, 12 December 2022
  0 Replies
  268 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Huyện Thường Tín (Hà Nội) là “thủ phủ” nghề thêu tay của miền Bắc với rất nhiều nghệ nhân. Nơi đây người dân tri ân ông tổ nghề Lê Công Hành bằng cách gìn giữ nghề truyền thống, phát triển thương hiệu địa phương với nhiều sản phẩm đẹp.

Làng nghề với bề dày lịch sử

Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn. Mỗi tác phẩm đều mang đậm tính nhân văn thể hiện hồn quê, khơi dậy ở người xem sản phẩm tình yêu đối với non sông gấm vóc.
https://dntt.mediacdn.vn/197608888129458176/2022/10/31/11-1667228809936511224266.jpg

Tranh thêu tay ở nước ta vẫn được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao, yêu thích bởi chứa đựng những nét văn hóa, sự khéo léo của những người làm nghề thông qua những đường kim mũi chỉ. Dù được làm bằng tay nhưng những bức tranh rất có hồn, mang tính nghệ thuật cao. Có rất nhiều bức tranh do các nghệ nhân thêu xứng đáng được gọi là tác phẩm nghệ thuật.

Theo tài liệu, tổ nghề thêu của hai xã là Lê Công Hành, tên khai sinh là Trần Quốc Khái. Ông sinh năm Bính Ngọ (1606) tại làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội). Trong cuốn "Thường Tín đất danh hương" xuất bản năm 2004 có viết: "Bùi Công Hành là người có công với đất nước, được triều đình Lê sơ ban thưởng Quốc tính (được mang họ nhà vua). Lê Công Hành từng đi sứ Trung Quốc 10 năm. Khi về ông mang nghề thêu và làm lọng dạy cho dân làng Quất Động và dân quanh vùng, trở thành một nghề kiếm sống những khi nông nhàn". Bản sắc phong có niên đại năm 1637, hiện còn được lưu giữ khá nguyên vẹn tại đình Đào Xá (xã Thắng Lợi), ghi rất đầy đủ những thông tin này

Đặc biệt, Nghệ nhân dân gian Lê Văn Kinh (người gốc ở xã Quất Động) đã mang nghề vào Huế lập nghiệp, dạy cho hàng nghìn học trò, tạo nên thương hiệu tranh thêu tay xứ Huế. Ông cũng là người xác lập kỷ lục vì hoàn thành bộ tranh thêu bài thơ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền sư bằng 14 thứ tiếng. Suốt nhiều năm, cơ sở thêu tranh ở 82 Phan Đăng Lưu (thành phố Huế) của ông Kinh là địa chỉ được nhiều khách nước ngoài tìm đến. Ở đó có hàng nghìn mẫu tranh thêu về Huế như cảnh sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, Đại Nội, hay hình ảnh một bến nước, đêm trăng Vĩ Dạ, con đò... Nhờ những bức tranh sinh động ấy, du khách nước ngoài hiểu hơn về cảnh đẹp và văn hóa Huế. Con gái ông, chị Lê Khánh Hà đã tiếp nối nghề của bố, xây dựng cửa hiệu tranh thêu ở đường Lê Lợi (thành phố Huế). Sổ vàng gia đình ông Kinh đầy ắp những dòng lưu bút, có người ví ông như báu vật nhân văn sống, có bàn tay vàng, vẽ Huế bằng đường kim mũi chỉ.

Nỗ lực giữ nghề

Tranh thêu của làng nghề Thắng Lợi luôn mang một nét đặc trưng riêng. Để tạo nên một tác phẩm thêu hoàn chỉnh, các nghệ nhân phải tiến hành rất nhiều công đoạn như: Vẽ mẫu, căng nền, sang kiểu, chọn chỉ mầu rồi mới tiến hành thêu. Kỹ thuật thêu tay truyền thống bao gồm 9 kỹ thuật cơ bản: Nối đầu, lướt vặn, đâm sô, bó bạt, thêu bỏ, thêu bạt, sa hạt đơn – sa hạt kép, khoắn vảy đơn - khoắn vảy kép và chăng chặn. Công phu nhất là thêu các đường lượn, đường viền, các khối hình, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng... sao cho các đường chỉ đan vào nhau mịn màng, chân chỉ của từng chiếc lá, đài hoa luôn đều đặn.


(Nguồn doanhnghieptiepthi.vn)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
22
Total Guests
1.5K
Latest Member